2018-03-22 12:50:00

Các nhà hoạt động xã hội ở Sri Lanka yêu cầu Công ước của LHQ về chống phân biệt đối xử với phụ nữ được áp dụng


Colombo - Các tổ chức của các nhà hoạt động xã hội vì quyền của phụ nữ yêu cầu Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử của phụ nữ được áp dụng không chậm trễ (Cedaw). Công ước quốc tế đã được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1979 và Sri Lanka là thành viên từ ngày 5 tháng 10 năm 1981. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội phàn nàn "chúng tôi lo lắng về sự thiếu tiến bộ" trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ.

Ngày 19 tháng 3, có cuộc gặp của Civil Society Collectives (Csc), một phong trào tập hợp 27 nhóm phụ nữ và các nhóm xã hội dân sự tại Rukmani Devi Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật của Negombo. Hiện diện bao gồm các nhà lãnh đạo công giáo, các quan chức chính phủ và cảnh sát, cũng như khoảng 500 hoạt náo viên và các nhà hoạt động của phong trào.

Laveena Hasanthi, điều phối viên phụ nữ của National Fisheries Solidarity Movement (Nafso) cho biết: "Tất cả các nhóm phụ nữ, các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo, các nhà hoạt động cho nhân quyền và các quan chức nhà nước phải làm việc cùng nhau để đáp ứng khuyến nghị của Ủy ban Cedaw , đưa ra các giải pháp cho các vấn đề và nhu cầu của phụ nữ trong xã hội dân sự ở Sri Lanka". Chamila Thushari, điều phối viên của Da-Bindu Collectives cho biết thêm: "Sự thật đơn giản là những người phụ nữ tham gia vào lĩnh vực sản xuất, di cư và trong các đồn điền là trụ cột của đất nước này trong lĩnh vực kiều hối. Nhưng điều đáng buồn là những phụ nữ này vẫn đang phải đấu tranh để thấy được ​​ quyền cơ bản được công nhận. N.M Dewapriya tiếp tục: "Ví dụ, không có phụ nữ đại diện cho lãnh vực nông nghiệp trong chính quyền. Phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong các lĩnh vực như ở nhà. Họ làm công việc tương tự, nhưng được trả ít tiền hơn nam giới ".

Vào ngày 8 tháng 3 vừa qua , Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ủy ban Nhân quyền Sri Lanka đã tuần hành qua các đường phố của Colombo và đưa ra một báo cáo mang tên "Một thế giới không có phụ nữ ư? Hãy giải phóng phụ nữ trong lãnh vực không chính thức: Một chính sách về nhân quyền". Với "nền kinh tế không chính thức", chúng tôi muốn nói đến các hoạt động tình nguyện, công việc nội trợ và dấn thân xã hội do phụ nữ thực hiện mà không có tiền thù lao. Tổng thống Deepika Udagama giải thích rằng mục tiêu đầu tiên của Ủy ban, là "cải thiện điều kiện của phụ nữ làm việc trong nền kinh tế phi chính thức qua việc thuyết phục các cơ quan nhà nước để xem xét các khuyến nghị gắn liền với các chính sách đã nêu (Asia News 21/03/2018)

Ngọc Yến








All the contents on this site are copyrighted ©.